Trung tâm xử lý tin giả, thông tin xấu độc Việt Nam
Hotline
Trung tâm xử lý tin giả, thông tin xấu độc Việt Nam

Tin tức giả mạo tràn lan trước thềm cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu

Trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 6, tin tức giả mạo ngày càng trở nên phổ biến trên mạng. Không ít các đối tượng sử dụng chiêu trò deepfake, spoofing và những chiêu thức tương tự nhằm cố gắng đánh lừa công chúng, gây ra tranh cãi dư luận.

Cháu gái của Marine Le Pin, socola làm từ dế,... tất cả những thông tin trên đều là giả, chúng là sản phẩm của công nghệ AI và truyền thông.

Xuất hiện "Sôcôla dế" nhờ có các quy định và điều lệ mới của EU?

Tháng 1 năm 2023, một bài đăng trên mạng xã hội cho rằng sôcôla sẽ sớm được làm từ dế, điều này đã gây ra một cuộc tranh cãi lớn. Hình ảnh đính kèm bài viết mô tả một gói socola của thương hiệu nổi tiếng Đức - Ritter Sport, với bao bì là một con dế cùng hai miếng sôcôla, kèm từ tiếng Đức "Ganze Grille," có nghĩa là "toàn bộ làm từ dế".

Bức ảnh được đăng tải trên Instagram @rittersport hồi tháng 1 năm 2023

Dưới làn sóng xôn xao từ dư luận, Ritter Sport đã thông báo rằng đó chỉ là một trò đùa và hashtag #fakesorte (tin giả) đã bao gồm trong bài đăng. “Đó chỉ là một trò đùa vô hại từ nhóm marketing của công ty”, Ritter Sport nhấn mạnh.

Tuy nhiên, trò đùa này thực chất bắt nguồn từ thực tế. Cùng thời gian đó, Ủy ban châu Âu thông qua quy định cho phép sử dụng dế trong các sản phẩm thực phẩm tại EU.

Tháng 4 năm 2024, chỉ hai tháng trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu, chủ đề này lại xuất hiện trên mạng xã hội Hungary, làm cơ sở cho chiến dịch phản thông tin về các quy định của EU cho phép các thành phần thực phẩm dựa trên côn trùng.

Đây chỉ là một ví dụ về trường hợp hình ảnh bị lấy ra khỏi ngữ cảnh và những tuyên bố gây hiểu lầm có thể được sử dụng để kích động sự không tin tưởng đối với Liên minh Châu Âu và các cơ quan của nó.

Liệu Marine Le Pen có cháu gái mà chúng ta chưa từng nghe đến?

Vào tháng 4, một số tài khoản TikTok tự xưng là cháu gái của Marine Le Pen - Lãnh đạo đảng Mặt trận Quốc gia Pháp - đã đăng video trên nền tảng này với nội dung cổ vũ cho đảng Cánh hữu.

Tuy nhiên, những “cháu gái” này không hề có thật, họ chỉ là sản phẩm của deepfake hoặc các video được chỉnh sửa. Người làm video đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để ghép hình ảnh mặt của Marine Le Pen và cháu gái thực sự của bà, Marion Marechal, vào hình ảnh của những người khác, giúp họ có thể tuyên bố mình "tự hào là người Pháp" và ngưỡng mộ "cô dì".

Theo báo chí Pháp, tài khoản @amandineeette với hơn 32.000 người theo dõi và tài khoản @lena.marechal.lepen đã bị xóa. Có vẻ hai tài khoản này đã được tạo ra để thu hút truyền thông, phủ sóng hình ảnh đảng Cánh hữu với đối tượng khán giả trẻ trước cuộc bầu cử châu Âu sắp tới.

Nguồn: Deutsche Welle

Gửi phản ánh 0899.888.222