Trách nhiệm xã hội của Báo chí trong cuộc chiến chống lại tin giả
Trước sự tràn lan của nạn tin giả, các toàn soạn báo chí cần có hành động mạnh mẽ để đối phó với những nội dung kích động thù hận, phân biệt chủng tộc, hoang tin, thông tin bóp méo sự thật gây phương hại cho các cá nhân, tổ chức, quốc gia.
Nhận diện tin giả - Fake news
Theo Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) Lê Quốc Minh, chúng ta đang sống trong một thế giới mà những hoang tin có thể dẫn tới các thảm kịch trong đời sống, dễ dàng lan truyền với tốc độ chóng mặt từ người này sang người khác thông qua phần mềm chat hoặc các mạng xã hội.
Tin giả - Fake news thậm chí thu hút sự quan tâm nhiều hơn thông tin chính thống. Một nghiên cứu của BuzzFeed phát hiện ra rằng fake news từng thu hút 8,7 triệu lượt tương tác trong 3 tháng cuối của chiến dịch vận động tranh cử Mỹ trong khi tin tức của các nguồn tin báo chí lừng danh như New York Times, Washington Post và CNN chỉ có 7,3 triệu lượt chia sẻ, bình luận.
Nhà báo và trách nhiệm xã hội trong cuộc chiến chống tin giả. (Ảnh minh họa: Bình Minh)
Trong khi đó, ở Việt Nam, ban đầu tin giả chỉ dừng ở một vài đường dẫn website ca ngợi ông bà lang dân tộc này, loại biệt dược nọ, gắn với ca sỹ A, người nổi tiếng B để vờ là người dùng uy tín. Rồi đến những dòng trạng thái trên mạng xã hội nói chuyện ô nhiễm nhưng dùng hình ảnh tận bên kia địa cầu, xảy ra từ lâu trong quá khứ. Một bức hình của quan chức cao cấp được gắn với một phát ngôn gây sốc rất nhanh phủ kín Facebook để rồi nhân vật trong hình nhận đủ loại "gạch đá" mà không một ai quan tâm xem nội dung đó có bị xuyên tạc hay không. Đã có một số trường hợp đăng tải nội dung bịa đặt bị xử phạt nhưng dường như tình hình ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Thực tế, không ít người sẽ yên tâm khẳng định người dùng tin vào báo chí. Oái oăm thay, báo chí cũng mắc bẫy tin giả - không chỉ Việt Nam mà nhiều báo lớn nước ngoài cũng vậy. Đó là chưa kể nhiều nhà báo vô tình chia sẻ các tin giả hoặc tin không rõ nguồn gốc, và góp phần phát tán những thông tin chưa được kiểm chứng hoặc thậm chí sai lệch đó. Tệ hại hơn, tình trạng giả mạo các cơ quan báo chí chính thống bằng các website có tên miền gần giống, hoặc các fanpage, các tài khoản mạng xã hội...
"Từ Mỹ đến châu Âu, từ châu Á đền vùng Caribe hay tận châu Phi, fake news đang như một bệnh dịch khủng khiếp bò dần vào từng ngóc ngách của xã hội. Fake news tồn tại từ rất lâu trong đời sống, nhưng chính nhờ mạng xã hội mà nó mới bùng phát cấp độ khủng khiếp như hiện nay. Đặc điểm nổi bật của mạng xã hội là người dùng không cần phải tìm kiếm thông tin mà thông tin tự tìm kiếm đến người dùng. Fake news cũng chủ động tiếp cận và tấn công người dùng theo cách đó", ông Lê Quốc Minh khẳng định.
Báo chí phải hành động mạnh mẽ để đẩy lùi tin giả
Theo nhận định của chuyên gia, chưa bao giờ sự đòi hỏi về một nền báo chí chất lượng cao lại bức thiết như hiện nay. Làm thế nào để gây dựng lại niềm tin công chúng đối với nội dung báo chí chất lượng cao sẽ là một câu hỏi lớn trong những năm tới dành cho các nhà quản lý, các tòa soạn báo và bản thân các nhà báo. Nó không chỉ quan trọng đối với sự tồn vong của báo chí mà còn quan trọng với sự ổn định của xã hội.
Sự tràn lan của fake news trên toàn cầu cho thấy báo chí cần phải kết nối với độc giả, khán thính giả một cách hiệu quả hơn. Các toà soạn cần phải đầu tư nhiều hơn vào nội dung chất lượng cao, cần có những hành động để đối phó với những nội dung kích động thù hận, phân biệt chủng tộc, hoang tin, thông tin bóp méo sự thật gây phương hại cho các cá nhân, tổ chức, quốc gia.
Nhiều nguồn lực hơn cần được dành cho báo chí điều tra, gắn chặt hơn những giá trị đạo đức trong việc quản lý và quản trị truyền thông, đồng thời có các biện pháp nâng cao nhận thức cho công chúng nói chung về tin giả. Những liên minh báo chí cũng cần được xây dựng để bảo vệ bản quyền, tìm kiếm những mô hình kinh doanh bền vững và quan trọng hơn là để đối phó với tình trạng fake news.
Trong khi đó, ở Việt Nam, ban đầu tin giả chỉ dừng ở một vài đường dẫn website ca ngợi ông bà lang dân tộc này, loại biệt dược nọ, gắn với ca sỹ A, người nổi tiếng B để vờ là người dùng uy tín. Rồi đến những dòng trạng thái trên mạng xã hội nói chuyện ô nhiễm nhưng dùng hình ảnh tận bên kia địa cầu, xảy ra từ lâu trong quá khứ. Một bức hình của quan chức cao cấp được gắn với một phát ngôn gây sốc rất nhanh phủ kín Facebook để rồi nhân vật trong hình nhận đủ loại "gạch đá" mà không một ai quan tâm xem nội dung đó có bị xuyên tạc hay không. Đã có một số trường hợp đăng tải nội dung bịa đặt bị xử phạt nhưng dường như tình hình ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Thực tế, không ít người sẽ yên tâm khẳng định người dùng tin vào báo chí. Oái oăm thay, báo chí cũng mắc bẫy tin giả - không chỉ Việt Nam mà nhiều báo lớn nước ngoài cũng vậy. Đó là chưa kể nhiều nhà báo vô tình chia sẻ các tin giả hoặc tin không rõ nguồn gốc, và góp phần phát tán những thông tin chưa được kiểm chứng hoặc thậm chí sai lệch đó. Tệ hại hơn, tình trạng giả mạo các cơ quan báo chí chính thống bằng các website có tên miền gần giống, hoặc các fanpage, các tài khoản mạng xã hội...
"Từ Mỹ đến châu Âu, từ châu Á đền vùng Caribe hay tận châu Phi, fake news đang như một bệnh dịch khủng khiếp bò dần vào từng ngóc ngách của xã hội. Fake news tồn tại từ rất lâu trong đời sống, nhưng chính nhờ mạng xã hội mà nó mới bùng phát cấp độ khủng khiếp như hiện nay. Đặc điểm nổi bật của mạng xã hội là người dùng không cần phải tìm kiếm thông tin mà thông tin tự tìm kiếm đến người dùng. Fake news cũng chủ động tiếp cận và tấn công người dùng theo cách đó", ông Lê Quốc Minh khẳng định.
Báo chí phải hành động mạnh mẽ để đẩy lùi tin giả
Theo nhận định của chuyên gia, chưa bao giờ sự đòi hỏi về một nền báo chí chất lượng cao lại bức thiết như hiện nay. Làm thế nào để gây dựng lại niềm tin công chúng đối với nội dung báo chí chất lượng cao sẽ là một câu hỏi lớn trong những năm tới dành cho các nhà quản lý, các tòa soạn báo và bản thân các nhà báo. Nó không chỉ quan trọng đối với sự tồn vong của báo chí mà còn quan trọng với sự ổn định của xã hội.
Sự tràn lan của fake news trên toàn cầu cho thấy báo chí cần phải kết nối với độc giả, khán thính giả một cách hiệu quả hơn. Các toà soạn cần phải đầu tư nhiều hơn vào nội dung chất lượng cao, cần có những hành động để đối phó với những nội dung kích động thù hận, phân biệt chủng tộc, hoang tin, thông tin bóp méo sự thật gây phương hại cho các cá nhân, tổ chức, quốc gia.
Nhiều nguồn lực hơn cần được dành cho báo chí điều tra, gắn chặt hơn những giá trị đạo đức trong việc quản lý và quản trị truyền thông, đồng thời có các biện pháp nâng cao nhận thức cho công chúng nói chung về tin giả. Những liên minh báo chí cũng cần được xây dựng để bảo vệ bản quyền, tìm kiếm những mô hình kinh doanh bền vững và quan trọng hơn là để đối phó với tình trạng fake news.
Phó Tổng Giám đốc TTXVN Lê Quốc Minh trong lần trả lời phỏng vấn Tạp chí TT&TT. (Ảnh: Bình Minh)
Fake news được dự báo sẽ ngày càng tinh vi hơn khi công nghệ tiếp tục phát triển và chi phí rẻ đi. Thực tế đã có những sự kiện công nghệ giới thiệu công nghệ can thiệp vidieo theo thời gian thực. Tức là trong lúc một nhân vật nổi tiếng phát biểu trên truyền hình, một người khác có thể can thiệp và nói nội dung hoàn toàn khác thông qua hình ảnh vidieo của nhân vật kia mà người xem không thể phát hiện.
Thậm chí có dự án can thiệp âm thanh mang tên VoCo được giới thiệu mà một số báo "kinh hãi" gọi là "Photoshop giọng nói". Người ta lấy mẫu giọng nói của một người, và chỉ cần nhập bất kỳ nội dung nào, đơn giản như gõ nội dung văn bản, thì sẽ phát ra câu đó bằng đúng giọng nói đó. Nếu những công nghệ tinh vi này rơi vào tay những đối tượng có mục đích xấu, chúng ta sẽ không còn biết đâu là thật, đâu là giả nữa.
"Các chuyên gia cũng dự đoán rằng, khi trí tuệ nhân tạo (AI) được áp dụng rộng rãi vào quá trình sản xuất nội dung báo chí thì đồng thời số lượng tin giả do máy viết cũng ra đời và sẽ nhanh chóng vượt trội về số lượng. Một tương lai không mấy sáng sủa nếu không hành động nhanh. Các nhà báo không thể khoanh tay đứng nhìn, bởi chúng ta còn khoác trên mình trách nhiệm to lớn với xã hội", Phó Tổng Giám đốc TTXVN chia sẻ.
Bình Minh
https://ictvietnam.vn/trach-nhiem-xa-hoi-cua-bao-chi-trong-cuoc-chien-chong-lai-tin-gia-2020112410360361.htm